Thời gian qua, lực lượng Công an các tỉnh ĐBSCL đã tổng ra quân… “dẹp loạn” súng tự chế (STC), còn gọi là súng cồn bắn bi, thu được hàng trăm khẩu. Báo CAND cũng liên tục phản ánh kết quả này nhưng xem ra tình trạng sản xuất, sử dụng STC đâu đó vẫn còn diễn ra theo hướng gia tăng. Điều đáng ngại nhất là người sử dụng vẫn chưa lường hết những hậu quả do STC gây ra và chưa biết quy định của pháp luật liên quan đến hành vi sản xuất, sử dụng… dẫn tới tình trạng có cầu ắt có cung. Và hậu quả đau lòng đã xảy ra.
Chết vì súng tự chế
Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng Công an huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) – địa phương vừa gom được khoảng 20 khẩu STC, cho biết: “Với cự ly khoảng 40m, STC có thể tiêu diệt mục tiêu (có thể là con gà, vịt, chó, động vật hoang dã…) với lực đẩy khoảng 10kg. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng đây là loại vũ khí tự chế có độ sát thương rất cao, có khả năng gây chết người ở cự ly gần hơn”.
Thực tế chuyện STC gây trọng thương hoặc chết người đã xảy ra tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tại Bạc Liêu, chỉ từ một cuộc cãi vã, trưa 7/5 vừa qua, em Nguyễn Thái Điền (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) đã dùng STC bắn em Đặng Thanh Lý ở cùng xóm. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật lấy ra viên đạn và em Lý đã bị gián đoạn việc học do phải nằm viện điều trị. Trước đó gần 3 tuần, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cũng đã chuyển bệnh nhân Lý Văn Duy lên bệnh viện tuyến trên do bệnh nhân này bị trúng đạn của STC làm thủng màng phổi.
Năm 2011, trên địa bàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từng xảy ra một vụ ẩu đả giữa 2 nhóm thanh niên. Kết quả một thanh niên đã bị trọng thương do trúng đạn từ STC của đối thủ.
Công an TP Cần Thơ thu giữ hàng trăm khẩu súng tự chế.
Dẫu sao những trường hợp vừa rồi vẫn còn may mắn hơn những trường hợp mà chúng tôi sắp kể ra đây tại Cà Mau. Vào trung tuần tháng 3/2013 vừa qua, vụ chết người thương tâm bắt nguồn từ STC đã xảy ra tại nhà anh Nguyễn Tân Tiến (xã Hòa Thành, TP Cà Mau). Theo lời kể của nhiều người cùng xóm với anh Tiến, hôm đó, anh Tiến vác súng đi bắn chim, lúc về để súng đang lên đạn ở góc nhà. Con trai út của anh mới 12 tuổi tinh nghịch gí họng súng vào người chị gái lớn hơn 3 tuổi tên là Nguyễn Hồng Ân rồi bóp cò khiến cháu Ân tử vong tại chỗ.
Công an TP Cà Mau cho biết, trước đó, anh Lê Công Danh (nhà ở huyện Đông Hải, Bạc Liêu) vác STC đến xã Tắc Vân, TP Cà Mau bắn chim. Anh Danh lên đạn, bóp cò nhưng không nổ. Khi anh quay nòng súng vào người mình để kiểm tra và bóp cò, chẳng ngờ, viên đạn đã rời khỏi nòng, ghim vào cổ người sử dụng. Sau tiếng nổ, nhiều người dân xung quanh nghe thấy chạy đến thì anh Danh đã tử vong.
Sẽ xử lý mạnh tay hơn
Trung tuần tháng 5/2013 vừa qua, khi chúng tôi đến Vĩnh Thạnh – một huyện vùng xa của TP Cần Thơ cũng là lúc tổ công tác của Công an huyện này đến nhà ông Bùi Văn Út (43 tuổi, ngụ thị trấn Vĩnh Thạnh) để tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính do UBND huyện ban hành. Theo đó, ông Út bị phạt 10 triệu đồng vì hành vi sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ đã bị cấm mà không có giấy phép.
Trước đó, Công an xã Thạnh Quới và lực lượng CSGT đã phát hiện 5 thanh niên địa phương sử dụng STC nên đã tạm giữ tang vật. Qua xác minh, Công an Vĩnh Thạnh phát hiện người sản xuất, cung cấp 5 STC kể trên là ông Bùi Văn Út. Ông Út làm nghề sửa chữa điện tử.
Thực tế đáng ngại là hầu hết những người dùng STC khi được hỏi đều có câu trả lời na ná nhau rằng do STC khá rẻ (dao động từ 100.000 – 400.000 đồng/khẩu, tùy nơi), lại tiện sử dụng, không nghe nói thuộc diện cấm sử dụng hoặc sử dụng phải đăng ký nên mua về xài. Một số người sau khi mua về, thấy kết cấu đơn giản (chỉ cần 1 đoạn ống nhựa, IC, băng keo, bi,… là có thể tạo được) nên tự nghiên cứu rồi trở thành “nhà sản xuất”, cung cấp cho người cùng xóm có nhu cầu.
Ở TP Cà Mau, chủ một cơ sở kinh doanh ống nhựa, thấy việc chế tạo STC quá đơn giản nên đã mua linh kiện về ráp để bán cho những ai có nhu cầu. Và khi hỏi về khả năng gây chết người của STC, nhiều người trả lời rằng họ chỉ nghĩ STC chỉ có thể bắn chết chim cò… chứ không tin có chuyện gây chết người. Khi nghe chúng tôi kể lại những trường hợp ở Bạc Liêu, Cà Mau, nhiều người mới… giật mình.
Thượng tá Trần Văn Sáu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH (PC64) Công an TP Cần Thơ cho biết, chỉ sau hơn một tháng ra quân, đơn vị cùng Công an các quận, huyện thuộc TP Cần Thơ đã thu giữ trên 150 STC (nhiều nhất là huyện vùng sâu, vùng xa Thới Lai, Công an huyện đã gom trên 60 khẩu).
Tại Bạc Liêu, chỉ riêng Công an huyện Vĩnh Lợi mới qua vận động, người dân đã tự nguyện giao nộp 47 STC. Tại tỉnh Đồng Tháp – như Báo CAND từng thông tin, Công an các huyện Châu Thành, Tháp Mười, Lai Vung và Lấp Vò đã thu giữ gần 100 STC. Công an TP Vị Thanh, Long Mỹ, Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng thu được trên 80 STC chỉ sau khoảng 45 ngày ra quân. Đặc biệt tại Vĩnh Long, số STC mà Công an tỉnh này thu giữ đến nay đã trên 200 khẩu.
Lãnh đạo Phòng PC64 Công an TP Cần Thơ cho biết, theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 13, Nghị định 73/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ANTT- ATXH), hành vi sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi đã bị cấm mà không có giấy phép với mức phạt từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng. Những ai cố tình sử dụng hoặc không nộp, cơ quan Công an phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật
cand.com.vn
Chết vì súng tự chế
Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng Công an huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) – địa phương vừa gom được khoảng 20 khẩu STC, cho biết: “Với cự ly khoảng 40m, STC có thể tiêu diệt mục tiêu (có thể là con gà, vịt, chó, động vật hoang dã…) với lực đẩy khoảng 10kg. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng đây là loại vũ khí tự chế có độ sát thương rất cao, có khả năng gây chết người ở cự ly gần hơn”.
Thực tế chuyện STC gây trọng thương hoặc chết người đã xảy ra tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tại Bạc Liêu, chỉ từ một cuộc cãi vã, trưa 7/5 vừa qua, em Nguyễn Thái Điền (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) đã dùng STC bắn em Đặng Thanh Lý ở cùng xóm. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật lấy ra viên đạn và em Lý đã bị gián đoạn việc học do phải nằm viện điều trị. Trước đó gần 3 tuần, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cũng đã chuyển bệnh nhân Lý Văn Duy lên bệnh viện tuyến trên do bệnh nhân này bị trúng đạn của STC làm thủng màng phổi.
Năm 2011, trên địa bàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từng xảy ra một vụ ẩu đả giữa 2 nhóm thanh niên. Kết quả một thanh niên đã bị trọng thương do trúng đạn từ STC của đối thủ.
Công an TP Cần Thơ thu giữ hàng trăm khẩu súng tự chế.
Dẫu sao những trường hợp vừa rồi vẫn còn may mắn hơn những trường hợp mà chúng tôi sắp kể ra đây tại Cà Mau. Vào trung tuần tháng 3/2013 vừa qua, vụ chết người thương tâm bắt nguồn từ STC đã xảy ra tại nhà anh Nguyễn Tân Tiến (xã Hòa Thành, TP Cà Mau). Theo lời kể của nhiều người cùng xóm với anh Tiến, hôm đó, anh Tiến vác súng đi bắn chim, lúc về để súng đang lên đạn ở góc nhà. Con trai út của anh mới 12 tuổi tinh nghịch gí họng súng vào người chị gái lớn hơn 3 tuổi tên là Nguyễn Hồng Ân rồi bóp cò khiến cháu Ân tử vong tại chỗ.
Công an TP Cà Mau cho biết, trước đó, anh Lê Công Danh (nhà ở huyện Đông Hải, Bạc Liêu) vác STC đến xã Tắc Vân, TP Cà Mau bắn chim. Anh Danh lên đạn, bóp cò nhưng không nổ. Khi anh quay nòng súng vào người mình để kiểm tra và bóp cò, chẳng ngờ, viên đạn đã rời khỏi nòng, ghim vào cổ người sử dụng. Sau tiếng nổ, nhiều người dân xung quanh nghe thấy chạy đến thì anh Danh đã tử vong.
Sẽ xử lý mạnh tay hơn
Trung tuần tháng 5/2013 vừa qua, khi chúng tôi đến Vĩnh Thạnh – một huyện vùng xa của TP Cần Thơ cũng là lúc tổ công tác của Công an huyện này đến nhà ông Bùi Văn Út (43 tuổi, ngụ thị trấn Vĩnh Thạnh) để tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính do UBND huyện ban hành. Theo đó, ông Út bị phạt 10 triệu đồng vì hành vi sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ đã bị cấm mà không có giấy phép.
Trước đó, Công an xã Thạnh Quới và lực lượng CSGT đã phát hiện 5 thanh niên địa phương sử dụng STC nên đã tạm giữ tang vật. Qua xác minh, Công an Vĩnh Thạnh phát hiện người sản xuất, cung cấp 5 STC kể trên là ông Bùi Văn Út. Ông Út làm nghề sửa chữa điện tử.
Thực tế đáng ngại là hầu hết những người dùng STC khi được hỏi đều có câu trả lời na ná nhau rằng do STC khá rẻ (dao động từ 100.000 – 400.000 đồng/khẩu, tùy nơi), lại tiện sử dụng, không nghe nói thuộc diện cấm sử dụng hoặc sử dụng phải đăng ký nên mua về xài. Một số người sau khi mua về, thấy kết cấu đơn giản (chỉ cần 1 đoạn ống nhựa, IC, băng keo, bi,… là có thể tạo được) nên tự nghiên cứu rồi trở thành “nhà sản xuất”, cung cấp cho người cùng xóm có nhu cầu.
Ở TP Cà Mau, chủ một cơ sở kinh doanh ống nhựa, thấy việc chế tạo STC quá đơn giản nên đã mua linh kiện về ráp để bán cho những ai có nhu cầu. Và khi hỏi về khả năng gây chết người của STC, nhiều người trả lời rằng họ chỉ nghĩ STC chỉ có thể bắn chết chim cò… chứ không tin có chuyện gây chết người. Khi nghe chúng tôi kể lại những trường hợp ở Bạc Liêu, Cà Mau, nhiều người mới… giật mình.
Thượng tá Trần Văn Sáu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH (PC64) Công an TP Cần Thơ cho biết, chỉ sau hơn một tháng ra quân, đơn vị cùng Công an các quận, huyện thuộc TP Cần Thơ đã thu giữ trên 150 STC (nhiều nhất là huyện vùng sâu, vùng xa Thới Lai, Công an huyện đã gom trên 60 khẩu).
Tại Bạc Liêu, chỉ riêng Công an huyện Vĩnh Lợi mới qua vận động, người dân đã tự nguyện giao nộp 47 STC. Tại tỉnh Đồng Tháp – như Báo CAND từng thông tin, Công an các huyện Châu Thành, Tháp Mười, Lai Vung và Lấp Vò đã thu giữ gần 100 STC. Công an TP Vị Thanh, Long Mỹ, Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng thu được trên 80 STC chỉ sau khoảng 45 ngày ra quân. Đặc biệt tại Vĩnh Long, số STC mà Công an tỉnh này thu giữ đến nay đã trên 200 khẩu.
Lãnh đạo Phòng PC64 Công an TP Cần Thơ cho biết, theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 13, Nghị định 73/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ANTT- ATXH), hành vi sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi đã bị cấm mà không có giấy phép với mức phạt từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng. Những ai cố tình sử dụng hoặc không nộp, cơ quan Công an phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật
cand.com.vn