"Giới tính thứ 3" và "Thế giới thứ 3"
Là người đang làm việc tại hải ngoại, tôi xin góp vài trao đổi, nếu có gì bất như ý mong quý bạn miễn thứ cho.
Tôi xin vắn tắt một vài lượm nhặt từ sách báo đồng tính nước ngoài để hầu quý bạn. Kể từ năm 1973, Hội Tâm thần học Hoa kỳ không còn xem đồng tính là một loại bệnh về tâm thần và không có phương pháp trị liệu. Nối gót theo là Hội Chuyên gia Tâm lý Hoa kỳ năm 1975. Và cuối cùng thì Tổ chức Y tế Thế giới công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các bệnh về tâm thần vào năm 1992. Có nghĩa là từ thời điểm đó, cộng đồng thế giới đã công nhận người đồng tính luyên ái không phải là một con bệnh, không cần phải chữa trị, và họ cũng không thể lây nhiễm bệnh cho ai.
Xem qua hai lần livechat về chủ đề “Khám phá giới tính thứ 3” do trang web girlspace bảo trợ, tôi rất cám ơn quý vị chuyên gia tư vấn có những lời khuyên hợp tình lý giúp các em trẻ ứng xữ trong hoàn cảnh xã hội VN hiện nay. Tôi càng cám ơn hơn về cái nhìn thiện cảm và bao dung của quý vị đối với các anh chị em trong cộng đồng thiểu số nói chung và đối với anh chị em đồng tính luyến ái nói riêng. Tuy nhiên, vì không thấy quý vị chuyên gia minh định cụm từ “giới tính” của chủ đề là gì nên tôi mạo muội xữ dụng tự điển và tìm ra giới tính là “đặc tính của một người muốn có đối tượng tình dục của mình là ai”. Các nhà nghiên cứu tâm lý và tình dục còn gọi đặc tính này là“khuynh hướng tính dục” (sexual orientation, hay thiên hướng tính dục, định hướng tính dục).Tôi xin phép được xữ dụng cụm từ “khuynh hướng tính dục” để sát nghĩa và tránh hiểu lầm. Các nhà nghiên cứu về tình dục nhận thấy không ai có thể tự chọn gì lúc được sinh ra, nên cho rằng khuynh hướng tính dục là “bẩm sinh” (existing from birth).Từ tiền đề bẩm sinh này, họ nghiên cứu về các khuynh hướng tính dục của nhân loại và chia tính dục thành 2 khuynh hướng chính:
-Khi người nam yêu người nữ hay người nữ yêu người nam thì là có khuynh hướng tính dục DỊ TÍNH, và
-Thiểu số nhân loại còn lại có các khuynh hướng tính dục KHÁC DỊ TÍNH.
Khuynh hướng tính dục khác dị tính bao gồm nữ đồng tính (lesbian), nam đồng tính (gay), lưỡng giới tính (bisexual) và chuyễn giới tính (transexual). Vì tất cả 4 thành phần này đều cùng một hoàn cảnh là thiểu số trong xã hội, nên được liên kết chung vào một nhóm gọi là cộng đồng thiểu số LGBT (bằng cách ghép mẫu tự đầu của 4 thành phần nêu trên). Họ gọi là “LGBT community” ( cộng đồng LGBT) chứ không gọi là “LGBT world” (thế giới LGBT) để tránh phổ biến tinh thần kỳ thị trong xã hội. LGBT đã trở thành danh gọi chính thức của cộng đồng một thiểu số nhân loại mang những khuynh hướng tính dục khác với đa số. Họ hoạt động cho mục đích thông tin và tương trợ liên quốc gia, có hiệu kỳ, có huy hiệu được quốc tế thừa nhận, xin đừng viết thành GLBT.
Như vậy về tâm lý, nếu cho rằng có khuynh hướng tính dục thứ 3 (giới tính thứ 3) và là khuynh hướng đồng tính luyến ái, thì khuynh hướng tính dục thứ 2 là khuynh hướng của thành phần nào? Và khi chuyễn dịch ra ngoại ngữ để có thể thảo luận trên tầm vóc quốc tế thì “khuynh hướng tính dục thứ 3” có phải là “the third sexual orientation”. Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia tâm lý và tình dục ở các nước không gọi đồng tính luyến ái là khuynh hướng tính dục thứ 3, mà là một trong các khuynh hướng tính dục cùng nằm trong cộng đồng thiểu số LGBT. Cụm từ “the third sexual orientation” chưa bao giờ xuất hiện trong bất cứ văn bản nghiên cứu hay báo cáo nào của các cơ quan y tế cũng như của các nhà tâm lý và tình dục học quốc tế. Có phải khi nói tới “giới tính thứ 3” là chúng ta đang nói về cái mà quốc tế không hiểu chúng ta nói về cái gì !!!!.....Khi ăn cơm ta không quên nhìn vào vật đựng cơm, thì khi xét về đồng tính luyến ái cũng không thể quên LGBT, một ngôi nhà mà đồng tính luyến ái đang cư ngụ. Đồng hóa đồng tính luyến ái là LGBT, hay là phớt lờ bỏ sót LGBT để có một “giới tính thứ 3” biệt lập, sẽ nẫy sinh ra nhiều ngộ nhận dẫn đến suy đoán không mấy trung thực trong xã hội, vô tình khiến xã hội quy nạp lưỡng giới tính và chuyễn giới tính đều là đồng tính, không còn xem họ là những thành phần cùng hiện hữu nhưng khác xa với đồng tính.
Về cơ thể, thì con người khi được sinh ra có phái nam (masculine gender), phái nữ (feminine gender) và anh chị em bất hạnh có bộ phận sinh dục không rõ ràng, chỉ cần phẩu thuật là sẽ trở về một trong hai phái trên. Nếu gọi thế giới đàn ông là thế giới thứ nhất (the first gender), thế giới đàn bà là thế giới thứ hai (the second gender); chúng ta có thể nào loại bỏ thành phần không rõ ràng ở bộ phận sinh dục và đem các anh chị em đồng tính thay thế vào rồi khoát lên họ chiếc áo “thế giới thứ 3”. Cơ thể của họ hoặc là nam, hoặc là nữ thì lấy đâu ra “the third gender”? Như vậy là đã đem khuynh hướng tính dục, một sự kiện về tâm lý về tinh thần, áp đặt vào lãnh vực vật chất để mà thảo luận? Việc áp đặt các bạn thuộc thành phần có khuynh hướng tính dục đồng tính vào “thế giới thứ 3” đã phát tán tinh thần kỳ thị, như đã xây một tường thành để cô lập các bạn ấy vào một góc riêng của xã hội.
Tóm lại, cộng đồng quốc tế đã đồng thuận phân chia tính dục nhân loại ra làm 2 nhóm chính:
-Cộng đồng đa số STRAIGHT * có khuynh hướng tính dục DỊ TÍNH.
-Cộng đồng thiểu số LGBT có những khuynh hướng tính dục KHÁC DỊ TÍNH **, và cộng đồng này gồm có:
-Lesbian (nữ đồng tính)
-Gay (nam đồng tính)
-Bisexual (lưỡng giới tính) và
-Transsexual (chuyễn giới tính).
* Straight ở đây có nghĩa là hướng thẳng tới (straight forward),
** Khác dị tính có nghĩa là khác với dị tính, một hình thức khác, một sự đa dạng, (diversity), không có nghĩ là bất thường, khác thường).
Và với họ, nhân loại chỉ có 2 phái (gender): phái nam và phái nữ. Họ nghiên cứu và sắp xếp theo tên gọi chứ không phân chia theo thứ tự một, hai, ba…. để tránh ngộ nhận cái này là ưu tiên là đúng, cái kia là hạng bét là sai …Cái cụn từ “thứ 3” mà xã hội đang dùng này sao hàm ý nhiều mĩa mai quá !!!...
Tôi cũng xin lược qua về các bạn chuyễn giới tính (transsexual) một tý, xin xã hội cùng có cái nhìn rõ ràng và bao dung hơn. Các bạn này là những “người nam mang tâm hồn người nữ”, nên sinh hoạt của họ giống như người nữ mà chính bản thân họ cũng không thấy khác biệt hay sai trái. Chỉ có người ngoại cuộc mới thấy sự khác biệt này rồi khó chịu, rồi sinh ra khinh rẽ, chê bai, nhạo báng , dồn họ vào thế phản kháng tự vệ tự tồn, đôi khi khiến họ phải có thái độ bất chấp thị phi, và trở nên ồn ào dưới danh nghĩa là đồng tính. Xin xã hội thông cảm nổi khổ tâm của họ. Họ chỉ muốn thân thể họ phù hợp với tâm hồn, để họ có thể kết hợp với người nam và có cuộc sống gia đình như đa số nhân loại. Tận sâu trong tâm hồn, họ không mong ước một cuộc tình nam nam mà là cuộc tình nam nữ nhưng chưa thể thực hiện được. Điểm tâm lý này chứng tỏ họ không phải là người có khuynh hướng đồng tính luyến ái như xã hội đang ngộ nhận, mà là trong một giai đoạn, một trạng thái của dị tính luyến ái. Tôi nghĩ những người mà xã hội đang chứng kiến và phiền trách thì đa số là các bạn này. Họ cũng không phải là những người nam có bộ phận sinh dục bất toàn, nhưng vì tâm hồn họ là người nữ (như trường hợp của Thái Tài hay Cát Tuyền…) Cầu mong họ có đủ điều kiện sớm phẩu thuật để cho tâm và thân hợp nhất hơn là kỳ thị, chế nhạo, khinh rẽ họ. Khi mà những bạn này không còn bị xã hội kỳ thị, không còn bị xã hội ngộ nhận là đồng tính, thì anh chị em đồng tính mới xuất hiện, và xã hội sẽ thấy người đồng tính không có gì đáng phải xa lánh, vì chính người đồng tính đã từng sinh hoạt song hành và hài hòa với mọi tầng lớp xã hội từ rất lâu rồi. Theo ước tính của cơ quan thống kê dân số thuộc Liên Hiệp Quốc thì có từ 4% đến 8% nhân số trên thế giới thuộc thành phần thiểu số có những khuynh hướng tính dục khác với khuyng hướng dị tính. Nếu chỉ tính 4% trên dân số Việt nam thì đất nước chúng ta cũng có ít nhất là hơn 3 triệu anh chị đang phải sống trong lặng lẽ âm thầm này.
Xin kết luận, theo các nhà nghiên cứu và các chuyên gia tâm lý và tình dục trong cộng đồng quốc tế hiện nay, về tâm lý thì không có cụm từ “giới tính thứ 3” (the third sexual orientation), về cơ thể thì cũng không có cụm từ “thế giới thứ 3” (the third gender).Đất nước đang trong dịp may mở cửa hội nhập cùng thế giới, thiết nghĩ cũng nên thống nhất suy tư và xữ dụng các cụm từ phù hợp để không bị lấn cấn khi chuyễn dịch và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Mong nhờ các nhà truyền thông, các chuyên gia tư vấn tâm lý và tình dục, các nhà hoạt động văn hóa..v..v… suy xét lại việc xữ dụng cụm từ “thứ 3” để tránh tạo sự hiểu lầm và khinh bạc trong xã hội đối với cộng đồng thiểu số không may, nhất là tránh gây hoang mang và mặc cảm cho các em thuộc thế hệ trẻ sau này. Thân mến chào quý vị và quý bạn.
Sưu tầm(tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau).
Là người đang làm việc tại hải ngoại, tôi xin góp vài trao đổi, nếu có gì bất như ý mong quý bạn miễn thứ cho.
Tôi xin vắn tắt một vài lượm nhặt từ sách báo đồng tính nước ngoài để hầu quý bạn. Kể từ năm 1973, Hội Tâm thần học Hoa kỳ không còn xem đồng tính là một loại bệnh về tâm thần và không có phương pháp trị liệu. Nối gót theo là Hội Chuyên gia Tâm lý Hoa kỳ năm 1975. Và cuối cùng thì Tổ chức Y tế Thế giới công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các bệnh về tâm thần vào năm 1992. Có nghĩa là từ thời điểm đó, cộng đồng thế giới đã công nhận người đồng tính luyên ái không phải là một con bệnh, không cần phải chữa trị, và họ cũng không thể lây nhiễm bệnh cho ai.
Xem qua hai lần livechat về chủ đề “Khám phá giới tính thứ 3” do trang web girlspace bảo trợ, tôi rất cám ơn quý vị chuyên gia tư vấn có những lời khuyên hợp tình lý giúp các em trẻ ứng xữ trong hoàn cảnh xã hội VN hiện nay. Tôi càng cám ơn hơn về cái nhìn thiện cảm và bao dung của quý vị đối với các anh chị em trong cộng đồng thiểu số nói chung và đối với anh chị em đồng tính luyến ái nói riêng. Tuy nhiên, vì không thấy quý vị chuyên gia minh định cụm từ “giới tính” của chủ đề là gì nên tôi mạo muội xữ dụng tự điển và tìm ra giới tính là “đặc tính của một người muốn có đối tượng tình dục của mình là ai”. Các nhà nghiên cứu tâm lý và tình dục còn gọi đặc tính này là“khuynh hướng tính dục” (sexual orientation, hay thiên hướng tính dục, định hướng tính dục).Tôi xin phép được xữ dụng cụm từ “khuynh hướng tính dục” để sát nghĩa và tránh hiểu lầm. Các nhà nghiên cứu về tình dục nhận thấy không ai có thể tự chọn gì lúc được sinh ra, nên cho rằng khuynh hướng tính dục là “bẩm sinh” (existing from birth).Từ tiền đề bẩm sinh này, họ nghiên cứu về các khuynh hướng tính dục của nhân loại và chia tính dục thành 2 khuynh hướng chính:
-Khi người nam yêu người nữ hay người nữ yêu người nam thì là có khuynh hướng tính dục DỊ TÍNH, và
-Thiểu số nhân loại còn lại có các khuynh hướng tính dục KHÁC DỊ TÍNH.
Khuynh hướng tính dục khác dị tính bao gồm nữ đồng tính (lesbian), nam đồng tính (gay), lưỡng giới tính (bisexual) và chuyễn giới tính (transexual). Vì tất cả 4 thành phần này đều cùng một hoàn cảnh là thiểu số trong xã hội, nên được liên kết chung vào một nhóm gọi là cộng đồng thiểu số LGBT (bằng cách ghép mẫu tự đầu của 4 thành phần nêu trên). Họ gọi là “LGBT community” ( cộng đồng LGBT) chứ không gọi là “LGBT world” (thế giới LGBT) để tránh phổ biến tinh thần kỳ thị trong xã hội. LGBT đã trở thành danh gọi chính thức của cộng đồng một thiểu số nhân loại mang những khuynh hướng tính dục khác với đa số. Họ hoạt động cho mục đích thông tin và tương trợ liên quốc gia, có hiệu kỳ, có huy hiệu được quốc tế thừa nhận, xin đừng viết thành GLBT.
Như vậy về tâm lý, nếu cho rằng có khuynh hướng tính dục thứ 3 (giới tính thứ 3) và là khuynh hướng đồng tính luyến ái, thì khuynh hướng tính dục thứ 2 là khuynh hướng của thành phần nào? Và khi chuyễn dịch ra ngoại ngữ để có thể thảo luận trên tầm vóc quốc tế thì “khuynh hướng tính dục thứ 3” có phải là “the third sexual orientation”. Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia tâm lý và tình dục ở các nước không gọi đồng tính luyến ái là khuynh hướng tính dục thứ 3, mà là một trong các khuynh hướng tính dục cùng nằm trong cộng đồng thiểu số LGBT. Cụm từ “the third sexual orientation” chưa bao giờ xuất hiện trong bất cứ văn bản nghiên cứu hay báo cáo nào của các cơ quan y tế cũng như của các nhà tâm lý và tình dục học quốc tế. Có phải khi nói tới “giới tính thứ 3” là chúng ta đang nói về cái mà quốc tế không hiểu chúng ta nói về cái gì !!!!.....Khi ăn cơm ta không quên nhìn vào vật đựng cơm, thì khi xét về đồng tính luyến ái cũng không thể quên LGBT, một ngôi nhà mà đồng tính luyến ái đang cư ngụ. Đồng hóa đồng tính luyến ái là LGBT, hay là phớt lờ bỏ sót LGBT để có một “giới tính thứ 3” biệt lập, sẽ nẫy sinh ra nhiều ngộ nhận dẫn đến suy đoán không mấy trung thực trong xã hội, vô tình khiến xã hội quy nạp lưỡng giới tính và chuyễn giới tính đều là đồng tính, không còn xem họ là những thành phần cùng hiện hữu nhưng khác xa với đồng tính.
Về cơ thể, thì con người khi được sinh ra có phái nam (masculine gender), phái nữ (feminine gender) và anh chị em bất hạnh có bộ phận sinh dục không rõ ràng, chỉ cần phẩu thuật là sẽ trở về một trong hai phái trên. Nếu gọi thế giới đàn ông là thế giới thứ nhất (the first gender), thế giới đàn bà là thế giới thứ hai (the second gender); chúng ta có thể nào loại bỏ thành phần không rõ ràng ở bộ phận sinh dục và đem các anh chị em đồng tính thay thế vào rồi khoát lên họ chiếc áo “thế giới thứ 3”. Cơ thể của họ hoặc là nam, hoặc là nữ thì lấy đâu ra “the third gender”? Như vậy là đã đem khuynh hướng tính dục, một sự kiện về tâm lý về tinh thần, áp đặt vào lãnh vực vật chất để mà thảo luận? Việc áp đặt các bạn thuộc thành phần có khuynh hướng tính dục đồng tính vào “thế giới thứ 3” đã phát tán tinh thần kỳ thị, như đã xây một tường thành để cô lập các bạn ấy vào một góc riêng của xã hội.
Tóm lại, cộng đồng quốc tế đã đồng thuận phân chia tính dục nhân loại ra làm 2 nhóm chính:
-Cộng đồng đa số STRAIGHT * có khuynh hướng tính dục DỊ TÍNH.
-Cộng đồng thiểu số LGBT có những khuynh hướng tính dục KHÁC DỊ TÍNH **, và cộng đồng này gồm có:
-Lesbian (nữ đồng tính)
-Gay (nam đồng tính)
-Bisexual (lưỡng giới tính) và
-Transsexual (chuyễn giới tính).
* Straight ở đây có nghĩa là hướng thẳng tới (straight forward),
** Khác dị tính có nghĩa là khác với dị tính, một hình thức khác, một sự đa dạng, (diversity), không có nghĩ là bất thường, khác thường).
Và với họ, nhân loại chỉ có 2 phái (gender): phái nam và phái nữ. Họ nghiên cứu và sắp xếp theo tên gọi chứ không phân chia theo thứ tự một, hai, ba…. để tránh ngộ nhận cái này là ưu tiên là đúng, cái kia là hạng bét là sai …Cái cụn từ “thứ 3” mà xã hội đang dùng này sao hàm ý nhiều mĩa mai quá !!!...
Tôi cũng xin lược qua về các bạn chuyễn giới tính (transsexual) một tý, xin xã hội cùng có cái nhìn rõ ràng và bao dung hơn. Các bạn này là những “người nam mang tâm hồn người nữ”, nên sinh hoạt của họ giống như người nữ mà chính bản thân họ cũng không thấy khác biệt hay sai trái. Chỉ có người ngoại cuộc mới thấy sự khác biệt này rồi khó chịu, rồi sinh ra khinh rẽ, chê bai, nhạo báng , dồn họ vào thế phản kháng tự vệ tự tồn, đôi khi khiến họ phải có thái độ bất chấp thị phi, và trở nên ồn ào dưới danh nghĩa là đồng tính. Xin xã hội thông cảm nổi khổ tâm của họ. Họ chỉ muốn thân thể họ phù hợp với tâm hồn, để họ có thể kết hợp với người nam và có cuộc sống gia đình như đa số nhân loại. Tận sâu trong tâm hồn, họ không mong ước một cuộc tình nam nam mà là cuộc tình nam nữ nhưng chưa thể thực hiện được. Điểm tâm lý này chứng tỏ họ không phải là người có khuynh hướng đồng tính luyến ái như xã hội đang ngộ nhận, mà là trong một giai đoạn, một trạng thái của dị tính luyến ái. Tôi nghĩ những người mà xã hội đang chứng kiến và phiền trách thì đa số là các bạn này. Họ cũng không phải là những người nam có bộ phận sinh dục bất toàn, nhưng vì tâm hồn họ là người nữ (như trường hợp của Thái Tài hay Cát Tuyền…) Cầu mong họ có đủ điều kiện sớm phẩu thuật để cho tâm và thân hợp nhất hơn là kỳ thị, chế nhạo, khinh rẽ họ. Khi mà những bạn này không còn bị xã hội kỳ thị, không còn bị xã hội ngộ nhận là đồng tính, thì anh chị em đồng tính mới xuất hiện, và xã hội sẽ thấy người đồng tính không có gì đáng phải xa lánh, vì chính người đồng tính đã từng sinh hoạt song hành và hài hòa với mọi tầng lớp xã hội từ rất lâu rồi. Theo ước tính của cơ quan thống kê dân số thuộc Liên Hiệp Quốc thì có từ 4% đến 8% nhân số trên thế giới thuộc thành phần thiểu số có những khuynh hướng tính dục khác với khuyng hướng dị tính. Nếu chỉ tính 4% trên dân số Việt nam thì đất nước chúng ta cũng có ít nhất là hơn 3 triệu anh chị đang phải sống trong lặng lẽ âm thầm này.
Xin kết luận, theo các nhà nghiên cứu và các chuyên gia tâm lý và tình dục trong cộng đồng quốc tế hiện nay, về tâm lý thì không có cụm từ “giới tính thứ 3” (the third sexual orientation), về cơ thể thì cũng không có cụm từ “thế giới thứ 3” (the third gender).Đất nước đang trong dịp may mở cửa hội nhập cùng thế giới, thiết nghĩ cũng nên thống nhất suy tư và xữ dụng các cụm từ phù hợp để không bị lấn cấn khi chuyễn dịch và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Mong nhờ các nhà truyền thông, các chuyên gia tư vấn tâm lý và tình dục, các nhà hoạt động văn hóa..v..v… suy xét lại việc xữ dụng cụm từ “thứ 3” để tránh tạo sự hiểu lầm và khinh bạc trong xã hội đối với cộng đồng thiểu số không may, nhất là tránh gây hoang mang và mặc cảm cho các em thuộc thế hệ trẻ sau này. Thân mến chào quý vị và quý bạn.
Sưu tầm(tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau).