Một bài viết của 1 blogger về câu chuyện của Huyền Chip, về sự "xào xới" câu chữ của người biên tập khiến cuốn sách trở nên giả dối đối với người đọc.
Nội dung bài viết của Nguyễn Quang Vinh:
"LÀ THẾ NÀY, HUYỀN CHIP Ạ...
Nhưng khi về, cháu viết.
Nếu cháu viết cho mình cháu, vô tư, ghi chép tỉ mẫn vui buồn, cả sự nhục trong chặng đường gần 2 năm ấy, chắc chắn đọc rất thú. Nhưng vì cháu viết trong sự mồi, sự dẫn, sự gợi, trong sự mưu toan để nhà sách bán sách, trong chiến dịch PR....kiếm tiền của những nhà sách...thế nên cái cảm xúc thuần nhất, mộc, thật thà mất dần đi, thay vào đó là câu, là chữ, là chi tiết nhiều khi cháu phải " bôi ra, vẽ ra, kéo ra"cho nhiều trang, do đó đọc vào sách bắt đầu người ta thấy cái mùi vị của tiểu thuyết, của hư cấu, của sự bịa - dù vô hại nhưng chính vì thế tính chân thực, sự chân chất, tính nhật ký mất dần. Đáng ra, cháu chỉ cần 200 trang thì cháu lại viết cả gần ngàn trang, thế là bôi rồi, thế là cháu phải làm việc mệt nhọc: việc nhớ lại để ghi chép và việc nghĩ ra thêm để viết, một cái thật đi cùng cái ảo của hư cấu văn chương làm người ta mất tin và la ó cũng phải.
Chú cũng không phản đối việc cháu ra giá bản thảo, nghe nói 600 triệu đồng gì đó, cháu có quyền, 600 triệu chứ 60 tỉ đồng cũng được, miễn là cái giá đó được chấp nhận. Vấn đề là chỗ này: Cháu đang lạc bước trong bừa bộn sự dẫn dắt của truyền thông, của PR, của kinh doanh, và cháu trở nên khôn ngoan hơn khi bắt tay rất nhanh với những nhà kinh doanh. Nhưng điều đó làm cho chuyến đi quá hay của cháu dần mất đi tính nội khởi vốn có từ nguyên sơ, giờ thì cháu đang "làm lại" chuyến đi bằng chữ để kiếm tiền thì chú không thích cháu nữa.
Nếu cháu viết mộc, thật, ghi ghi chép chép, viết hết, cả những ngớ ngẩn của mình, cả những việc gian gian dối dối của mình để tìm mọi cách được rong chơi, mua visa, vượt biên...nghe thích hơn là dần cháu chuyển động chuyến đi của cháu vào trang viết khá bài bản và khá sắp đặt.
Nghề viết khó lắm cháu ạ. Cháu viết bằng cách của một dân phượt thì được, nhưng vì sự thúc bách của nhà sách, thúc bách của sự nổi tiếng, thúc bách và cạm bẫy của PR mà phải "làm chữ", "xới chữ" "cày chữ". Ngoài vẻ hồn nhiên mộng mị hấp dẫn thật của chuyến đi, thì cuốn sách không còn hút người đọc nữa rồi mà bắt đầu đặt ra cho họ những dấu hỏi của sự nghi vấn? Và người đọc có lý khi nghi vấn.
Cháu đừng làm văn.
Cháu đừng nghĩ như bác Nguyễn Lân Dũng rằng đọc cháu, nhiều nhà văn cũng thấy xấu hổ hoặc tủi về mình, đừng nghe bác Dũng thổi lên như thế, rồi cháu bay theo là chết đấy cháu.
Bây giờ thì cháu đừng bận tâm gì hết, sách cũng đã ra rồi, kệ số phận nó với độc giả, cháu lùi vào một góc, uống cốc cà phê, và hãy hạ mình xuống như ban đầu, như cô bé sinh viên ban đầu, và học và tiếp tục sống thật bình thường, sự nổi tiếng nếu có của cháu như vừa rồi là rất nhanh, rất mạnh, rất cuộn, nhưng cũng chỉ là "bão trong cốc", đừng theo nó, đừng bấu lấy nó.
Và hàng ngày, như bao người bình thường, cháu cứ xách ba lô lên và đi, cháu sẽ thấy thú vị, nhẹ lòng và hạnh phúc.
Sự nổi tiếng luôn là cạm bẫy."
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Với tựa đề " Là thế này, Huyền Chip ạ..." bài viết của blogger Nguyễn Quang Vinh đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dân mạng. Bài viết nêu lên quan điểm về cách nhận xét của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng "khi đọc sách của Huyền Chip, nhiều nhà văn cảm thấy xấu hổ và tủi về mình", cùng với sự PR, xào xới tác phẩm của người biên tập theo một sự sắp đặt trước.
Nội dung bài viết của Nguyễn Quang Vinh:
"LÀ THẾ NÀY, HUYỀN CHIP Ạ...
Chú rất ấn tượng việc cháu đã dũng cảm làm một cuộc hành trình 25 nước, hay 23, hay 13 gì đó cũng được chỉ bắt đầu với 700 USD, chú ấn tượng và cũng thấy thèm khát được một chuyến đi mạnh mẽ như thế, dù nếu muốn, chú cũng không dám, chú thua cháu.
Chú biết, dù có khá nhiều thắc mắc, nghi vấn, có người nặng lời cho rằng cháu bịa đặt, cháu dối trá về nhiều chi tiết trong chuyến đi, nghi ngờ cả việc cháu vẫn không dám công bố sự thật visa của 25 nước đã tới....Chú thì nghĩ, ví dụ đúng là cháu đã đặt chân tới 25 nước, thì sẽ có những nước chẳng có visa, cháu "trốn" kiểu như dân Việt mình trốn sang nước này nước kia làm ăn cả hàng chục năm còn được cơ mà, vấn đề là có những nước mình tò mò thì trốn sang, hoặc đi theo đường không chính thức, không visa, miễn là thoát được, thì cũng vui. Nếu nhỡ cảnh sát bắt cùng lắm là trục xuất về thôi. Nếu cháu cứ nói thẳng ra thế, người ta dễ tin.
Chú biết, có thể động cơ ban đầu của cháu là xách ba lô lên và đi cho thỏa chí, chứ không nghĩ sẽ viết lách gì, ví dụ thế, thì đó là chuyến đi, cách đi chú cũng ủng hộ.Nhưng khi về, cháu viết.
Nếu cháu viết cho mình cháu, vô tư, ghi chép tỉ mẫn vui buồn, cả sự nhục trong chặng đường gần 2 năm ấy, chắc chắn đọc rất thú. Nhưng vì cháu viết trong sự mồi, sự dẫn, sự gợi, trong sự mưu toan để nhà sách bán sách, trong chiến dịch PR....kiếm tiền của những nhà sách...thế nên cái cảm xúc thuần nhất, mộc, thật thà mất dần đi, thay vào đó là câu, là chữ, là chi tiết nhiều khi cháu phải " bôi ra, vẽ ra, kéo ra"cho nhiều trang, do đó đọc vào sách bắt đầu người ta thấy cái mùi vị của tiểu thuyết, của hư cấu, của sự bịa - dù vô hại nhưng chính vì thế tính chân thực, sự chân chất, tính nhật ký mất dần. Đáng ra, cháu chỉ cần 200 trang thì cháu lại viết cả gần ngàn trang, thế là bôi rồi, thế là cháu phải làm việc mệt nhọc: việc nhớ lại để ghi chép và việc nghĩ ra thêm để viết, một cái thật đi cùng cái ảo của hư cấu văn chương làm người ta mất tin và la ó cũng phải.
Chú cũng không phản đối việc cháu ra giá bản thảo, nghe nói 600 triệu đồng gì đó, cháu có quyền, 600 triệu chứ 60 tỉ đồng cũng được, miễn là cái giá đó được chấp nhận. Vấn đề là chỗ này: Cháu đang lạc bước trong bừa bộn sự dẫn dắt của truyền thông, của PR, của kinh doanh, và cháu trở nên khôn ngoan hơn khi bắt tay rất nhanh với những nhà kinh doanh. Nhưng điều đó làm cho chuyến đi quá hay của cháu dần mất đi tính nội khởi vốn có từ nguyên sơ, giờ thì cháu đang "làm lại" chuyến đi bằng chữ để kiếm tiền thì chú không thích cháu nữa.
Nếu cháu viết mộc, thật, ghi ghi chép chép, viết hết, cả những ngớ ngẩn của mình, cả những việc gian gian dối dối của mình để tìm mọi cách được rong chơi, mua visa, vượt biên...nghe thích hơn là dần cháu chuyển động chuyến đi của cháu vào trang viết khá bài bản và khá sắp đặt.
Nghề viết khó lắm cháu ạ. Cháu viết bằng cách của một dân phượt thì được, nhưng vì sự thúc bách của nhà sách, thúc bách của sự nổi tiếng, thúc bách và cạm bẫy của PR mà phải "làm chữ", "xới chữ" "cày chữ". Ngoài vẻ hồn nhiên mộng mị hấp dẫn thật của chuyến đi, thì cuốn sách không còn hút người đọc nữa rồi mà bắt đầu đặt ra cho họ những dấu hỏi của sự nghi vấn? Và người đọc có lý khi nghi vấn.
Cháu đừng làm văn.
Cháu đừng nghĩ như bác Nguyễn Lân Dũng rằng đọc cháu, nhiều nhà văn cũng thấy xấu hổ hoặc tủi về mình, đừng nghe bác Dũng thổi lên như thế, rồi cháu bay theo là chết đấy cháu.
Bây giờ thì cháu đừng bận tâm gì hết, sách cũng đã ra rồi, kệ số phận nó với độc giả, cháu lùi vào một góc, uống cốc cà phê, và hãy hạ mình xuống như ban đầu, như cô bé sinh viên ban đầu, và học và tiếp tục sống thật bình thường, sự nổi tiếng nếu có của cháu như vừa rồi là rất nhanh, rất mạnh, rất cuộn, nhưng cũng chỉ là "bão trong cốc", đừng theo nó, đừng bấu lấy nó.
Và hàng ngày, như bao người bình thường, cháu cứ xách ba lô lên và đi, cháu sẽ thấy thú vị, nhẹ lòng và hạnh phúc.
Sự nổi tiếng luôn là cạm bẫy."
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)