Ngày 12/9 tại Đà Nẵng, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhân chứng lịch sử Công an nhân dân đã từng công tác, chiến đấu trên chiến trường miền Trung - Tây Nguyên thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Lê Thế Tiệm, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an cùng hơn 100 đại biểu nguyên là cán bộ an ninh, Anh hùng LLVTND, các Bà mẹ VNAH… đã gặp gỡ, ôn lại những ngày tháng khốc liệt, vào sinh ra tử, nhưng vẫn một lòng kiên trung vì nước, vì dân.
Đã bước qua tuổi 92, nhưng bác Nguyễn Tập - nguyên Phó Ban An ninh khu 5 vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Trong trí nhớ của ông, những ngày tháng kháng chiến gian lao, anh dũng vẫn sống động, tươi mới như vừa hôm qua. Ông say sưa kể về những ngày đầu tiên, khi Đội An ninh vũ trang mà ông là một thành viên được thành lập, hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhờ sự cưu mang của đồng bào các dân tộc thiểu số, Đội An ninh vũ trang đã móc nối, gây dựng được cơ sở trong dân ở thị xã Kon Tum và cả trong lực lượng Cảnh sát ngụy quyền, tạo điều kiện cho cơ quan lãnh đạo thị xã bám trụ, hoạt động ngay trước mắt địch trong nội thị.
Với sự che chở của nhân dân, nhiều cán bộ an ninh đã chuyển nguy thành an. Chẳng hạn có lần, một cán bộ vào làng công tác, bất ngờ địch đi lùng quét gần đến sân nhà. Trước tình huống nguy cấp, cô thôn nữ trong nhà nhanh trí kéo đồng chí cán bộ nằm xuống sàn và giả vờ ôm ấp như vợ chồng. Giặc vào nhà thấy hai người ôm nhau, bỏ đi luôn. Trường hợp một cán bộ an ninh khác được nhân dân giúp cải trang thành một người làng bị câm, phớt lờ hiệu lệnh của toán biệt kích đi lùng và thản nhiên bước qua họng súng của chúng để về căn cứ…
Trong chiến dịch Tết Mậu Thân – 1968, người dân và cơ sở cách mạng tại thị xã Kon Tum đã góp tiền mua và mưu trí vận chuyển ra khỏi thị xã hàng trăm kg vũ khí cùng nhiều lương thực và 300 bộ áo quần lính ngụy. Với số quần áo này, đêm 30 Tết Mậu Thân, lực lượng bộ đội và an ninh của ta đã cải trang, hành quân công khai tiến vào thị xã Kon Tum, tiến công hàng loạt đồn bốt, cơ quan đầu não của địch, diệt trên 300 tên Mỹ ngụy, khiến kẻ địch kinh hồn bạt vía…
Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự hội nghị.
Anh hùng LLVTND Nguyễn Xuân Giang - nguyên Phó ban An ninh tỉnh Quảng Trị không nén được nỗi xúc động khi kể lại hơn 10 năm bám dân, bám cơ sở để đánh địch ở vùng ven thị xã Quảng Trị. Ông chia sẻ: “Tôi không bao giờ quên sự cưu mang, giúp đỡ của người dân, nhất là thời điểm ác liệt nhất, từ năm 1968-1972. Đó là mẹ Lách với cái hầm bí mật dưới bếp che chở tôi thoát hàng chục cuộc săn lùng của địch. Đó là chị Thú, chị Ngân - bị địch bắt, tra tấn dã man vẫn không khai báo, chỉ điểm cán bộ”…
Sự che chở của nhân dân vừa là ơn nghĩa, vừa là động lực tiếp thêm sức mạnh để ông chiến đấu dũng cảm, gan lì, diệt hàng chục tên ác ôn, cùng đồng đội đánh thắng hàng trăm trận lớn nhỏ…
Thượng tá Lê Thị Minh Hãnh, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Ban An ninh thị xã Tuy Hòa mang đến Hội nghị những tư liệu quý báu về hoạt động của đội nữ biệt động gan góc trên mảnh đất Phú Yên, mà chị vừa là người trong cuộc, vừa là nhân chứng sống.
Với tính chất nhiệm vụ đặc biệt, Đội nữ biệt động mà chị làm “chính trị viên” phải luôn tiếp cận, thâm nhập vào sào đứa con cưng của Trờiệt địch và đối mặt với nhiều hiểm nguy. Nhiều đồng chí trong đội hy sinh, bị thương tích, bị địch bắt. Nhưng các nữ biệt động vẫn vững chí bền gan, tiếp tục chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Nếu gặp chị ngoài đời, mấy ai có thể hình dung người phụ nữ mảnh mai ấy là Anh hùng với hàng loạt chiến tích diệt ác trừ gian. Chị luôn xung phong nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất, không ít nhiệm vụ nguy hiểm, có thể đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng với sự khôn khéo, gan dạ, chị đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Nhưng người phụ nữ gan góc ấy chùng giọng, bồi hồi khi kể về những người dân đã che chở, bảo vệ chị và đồng đội nhiều lần thoát khỏi sự truy sát ráo riết của kẻ thù…
Trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên anh hùng một thời máu lửa này, chỉ nói riêng trong lực lượng Công an, còn biết bao Anh hùng, bao nhân chứng. Chỉ riêng hơn 100 người là đại biểu dự buổi Hội nghị gặp mặt tại Đà Nẵng lần này cũng đã là một “bảo tàng sống” về tri thức, về lịch sử chiến đấu của lực lượng Công an. Đó là Thượng tướng Lê Thế Tiệm, nguyên Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Anh hùng LLVTND Nguyễn Thanh Hùng, Mai Thị Rân, Vũ Minh Sơn… và còn bao người khác nữa.
Những câu chuyện của họ, nhất là công tác dân vận, dựa vào nhân dân không chỉ là quá khứ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn là thực tế sinh động, là bài học hữu ích trong công tác chiến đấu, bảo vệ an ninh Tổ quốc hiện nay. Đó cũng là chân lý hiển nhiên mà Bác Hồ từng đúc kết: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Theo: CAND ONLINE
Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Lê Thế Tiệm, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an cùng hơn 100 đại biểu nguyên là cán bộ an ninh, Anh hùng LLVTND, các Bà mẹ VNAH… đã gặp gỡ, ôn lại những ngày tháng khốc liệt, vào sinh ra tử, nhưng vẫn một lòng kiên trung vì nước, vì dân.
Đã bước qua tuổi 92, nhưng bác Nguyễn Tập - nguyên Phó Ban An ninh khu 5 vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Trong trí nhớ của ông, những ngày tháng kháng chiến gian lao, anh dũng vẫn sống động, tươi mới như vừa hôm qua. Ông say sưa kể về những ngày đầu tiên, khi Đội An ninh vũ trang mà ông là một thành viên được thành lập, hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhờ sự cưu mang của đồng bào các dân tộc thiểu số, Đội An ninh vũ trang đã móc nối, gây dựng được cơ sở trong dân ở thị xã Kon Tum và cả trong lực lượng Cảnh sát ngụy quyền, tạo điều kiện cho cơ quan lãnh đạo thị xã bám trụ, hoạt động ngay trước mắt địch trong nội thị.
Với sự che chở của nhân dân, nhiều cán bộ an ninh đã chuyển nguy thành an. Chẳng hạn có lần, một cán bộ vào làng công tác, bất ngờ địch đi lùng quét gần đến sân nhà. Trước tình huống nguy cấp, cô thôn nữ trong nhà nhanh trí kéo đồng chí cán bộ nằm xuống sàn và giả vờ ôm ấp như vợ chồng. Giặc vào nhà thấy hai người ôm nhau, bỏ đi luôn. Trường hợp một cán bộ an ninh khác được nhân dân giúp cải trang thành một người làng bị câm, phớt lờ hiệu lệnh của toán biệt kích đi lùng và thản nhiên bước qua họng súng của chúng để về căn cứ…
Trong chiến dịch Tết Mậu Thân – 1968, người dân và cơ sở cách mạng tại thị xã Kon Tum đã góp tiền mua và mưu trí vận chuyển ra khỏi thị xã hàng trăm kg vũ khí cùng nhiều lương thực và 300 bộ áo quần lính ngụy. Với số quần áo này, đêm 30 Tết Mậu Thân, lực lượng bộ đội và an ninh của ta đã cải trang, hành quân công khai tiến vào thị xã Kon Tum, tiến công hàng loạt đồn bốt, cơ quan đầu não của địch, diệt trên 300 tên Mỹ ngụy, khiến kẻ địch kinh hồn bạt vía…
Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự hội nghị.
Anh hùng LLVTND Nguyễn Xuân Giang - nguyên Phó ban An ninh tỉnh Quảng Trị không nén được nỗi xúc động khi kể lại hơn 10 năm bám dân, bám cơ sở để đánh địch ở vùng ven thị xã Quảng Trị. Ông chia sẻ: “Tôi không bao giờ quên sự cưu mang, giúp đỡ của người dân, nhất là thời điểm ác liệt nhất, từ năm 1968-1972. Đó là mẹ Lách với cái hầm bí mật dưới bếp che chở tôi thoát hàng chục cuộc săn lùng của địch. Đó là chị Thú, chị Ngân - bị địch bắt, tra tấn dã man vẫn không khai báo, chỉ điểm cán bộ”…
Sự che chở của nhân dân vừa là ơn nghĩa, vừa là động lực tiếp thêm sức mạnh để ông chiến đấu dũng cảm, gan lì, diệt hàng chục tên ác ôn, cùng đồng đội đánh thắng hàng trăm trận lớn nhỏ…
Thượng tá Lê Thị Minh Hãnh, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Ban An ninh thị xã Tuy Hòa mang đến Hội nghị những tư liệu quý báu về hoạt động của đội nữ biệt động gan góc trên mảnh đất Phú Yên, mà chị vừa là người trong cuộc, vừa là nhân chứng sống.
Với tính chất nhiệm vụ đặc biệt, Đội nữ biệt động mà chị làm “chính trị viên” phải luôn tiếp cận, thâm nhập vào sào đứa con cưng của Trờiệt địch và đối mặt với nhiều hiểm nguy. Nhiều đồng chí trong đội hy sinh, bị thương tích, bị địch bắt. Nhưng các nữ biệt động vẫn vững chí bền gan, tiếp tục chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Nếu gặp chị ngoài đời, mấy ai có thể hình dung người phụ nữ mảnh mai ấy là Anh hùng với hàng loạt chiến tích diệt ác trừ gian. Chị luôn xung phong nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất, không ít nhiệm vụ nguy hiểm, có thể đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng với sự khôn khéo, gan dạ, chị đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Nhưng người phụ nữ gan góc ấy chùng giọng, bồi hồi khi kể về những người dân đã che chở, bảo vệ chị và đồng đội nhiều lần thoát khỏi sự truy sát ráo riết của kẻ thù…
Trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên anh hùng một thời máu lửa này, chỉ nói riêng trong lực lượng Công an, còn biết bao Anh hùng, bao nhân chứng. Chỉ riêng hơn 100 người là đại biểu dự buổi Hội nghị gặp mặt tại Đà Nẵng lần này cũng đã là một “bảo tàng sống” về tri thức, về lịch sử chiến đấu của lực lượng Công an. Đó là Thượng tướng Lê Thế Tiệm, nguyên Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Anh hùng LLVTND Nguyễn Thanh Hùng, Mai Thị Rân, Vũ Minh Sơn… và còn bao người khác nữa.
Những câu chuyện của họ, nhất là công tác dân vận, dựa vào nhân dân không chỉ là quá khứ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn là thực tế sinh động, là bài học hữu ích trong công tác chiến đấu, bảo vệ an ninh Tổ quốc hiện nay. Đó cũng là chân lý hiển nhiên mà Bác Hồ từng đúc kết: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Theo: CAND ONLINE