Doanh nghiệp sẽ đóng cửa khi bị truy thu thuế?
Trước đó, vào đầu tháng 7/2013, hai công ty TNHH khai thác Vàng Bồng Miêu (tại đứa con cưng của Trờiện Phú Ninh) và Công ty TNHH khai thác Vàng Phước Sơn (tại đứa con cưng của Trờiện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) bị cơ quan hải quan truy thu gần 250 tỉ đồng tiền thuế xuất khẩu vàng trong giai đoạn từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2012.
Cụ thể, Công ty TNHH khai thác Vàng Bồng Miêu bị truy thu 47 tỷ đồng, còn Công ty Vàng Phước Sơn bị truy thu 202,6 tỉ đồng với lý do vàng do Phước Sơn xuất khẩu đạt hàm lượng 99,99% theo các tiêu chuẩn Việt Nam về giám định hàm lượng vàng, nên không được hưởng thuế nhập khẩu 0%.
Cũng liên quan đến chuyện đóng thuế khoáng sản của hai công ty khai thác vàng này, đầu tháng 8/2013 lãnh đạo hai công ty đã "dọa" đóng cửa ngừng khai thác nếu thuế suất tài nguyên của Việt Nam tăng từ 15% lên 25% vào đầu năm 2014.
Theo ông Lê Minh Kha, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác Vàng Bồng Miêu (PSGC và BMGMC), nếu mức thuế suất này được áp dụng thì thuế suất tài nguyên được áp dụng tại Việt Nam được cho là cao nhất, cao gấp 5 lần so với mức trung bình trong khu vực, 5 lần so với Indonesia, 3 lần so với Lào, 15 lần so với Đông Malaysia.
Trước những áp lực về thuế như đã nêu trên, ông Kha cho biết hai công ty khai thác vàng lớn nhất Việt Nam sẽ lâm vào cảnh khó khăn và bị buộc phải cân nhắc tạm dừng sản xuất.
Sản xuất vàng tại mỏ vàng lớn nhất Việt Nam.
Khó khăn này sẽ đẩy hơn 1.600 lao động có nguy cơ mất việc làm, và hơn thế nữa, sẽ còn ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách, tình hình Kinh tế-Xã hội của tỉnh Quảng Nam khi công ty này cùng 5 công ty khai khoáng lớn khác lâm vào khó khăn.
Đứng trước sự việc hai công ty khai thác vàng lớn nhất Việt Nam lên tiếng về mức thuế suất của Bộ Tài chính, ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE), cho rằng: Việc doanh nghiệp "kêu" có thể là do doanh nghiệp cứ kêu lên như vậy để hòng có lợi. Tức là khi đó họ thấy ảnh hưởng tới túi tiền, lợi nhuận không được cao như kỳ vọng nên doanh nghiệp cứ kêu lên như thế thôi. Thậm chí họ còn dọa nhà nước.
Ông Tú cho biết thêm: "Thông thường các doanh nghiệp vẫn thường phải bỏ ra những khoản chi phí bôi trơn nên đôi khi có những phản ứng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được".
Việt Nam được bao nhiêu trong 4,5 tấn vàng?
Câu chuyện về con số 4,5 tấn vàng được khai thác tại hai mỏ vàng lớn Bồng Miêu (Tam Lãnh, đứa con cưng của Trờiện Phú Ninh) và mỏ vàng Đắk Sa (Phước Đức, đứa con cưng của Trờiện Phước Sơn, Quảng Nam) tính đến tháng 8/2012 đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Nhiều người đặt câu hỏi: Với hơn 4,5 tấn vàng được khai thác, tiền thuế nhà nước thu được là bao nhiêu?
Theo con số chính thức phía hai công ty này đưa ra, tổng số tiền đã nộp ngân sách 8 tháng đầu năm 2012 của 2 Công ty Vàng Phước Sơn và Bồng Miêu là hơn 663 tỷ đồng.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì dù gì nhà nước cũng vẫn thiệt bởi dự án khai thác vàng Bồng Miêu có tổng vốn đầu tư đăng ký là 40 triệu USD. Trong số này, vốn góp của các nhà đầu tư là 3 triệu USD, bao gồm phía nước ngoài 2,4 triệu USD và phía Việt Nam là 600.000 USD. Tỷ lệ ăn chia trong hoạt động khai thác vàng Bồng Miêu, phía nước ngoài hưởng 80%, còn phía Việt Nam chỉ 20%.
Ngoài vốn pháp định do các bên góp, công ty phải vay vốn để hoạt động. Việc vay vốn được phía nước ngoài thu xếp giúp. Vì vậy, doanh thu sau khi trừ chi phí, các khoản nộp ngân sách (thuế) và nợ vay, còn lại chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn. Bên nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ phải nộp 5% thuế trên tổng số lợi nhuận chuyển ra.
Vẫn còn nhiều băn khoăn khi vàng được khai thác, tiền được chảy vào tài khoản các doanh nghiệp còn môi trường Bồng Miêu thì ngày một xơ xác. Chẳng biết người dân ở nơi đây được hưởng từ tài nguyên đến đâu, song điều mà dễ nhận thấy nhất là môi trường đang bị hủy hoại, cuộc sống của người dân luôn bị nguy hiểm rình rập.
Nhất Nam
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/hoi-ket-vu-dao-45tan-vang-khong-de-nuoc-ngoai-huong-het-2355469/