Với những bi kịch liên quan tới chữ "trinh" của người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người không khỏi băn khoăn không biết đến bao giờ người phụ nữ Việt Nam mới ngẩng mặt lên cho bằng đàn ông?. Nhân câu chuyện của chị Bảo Ngọc xin được có vài lời về chữ "trinh" và chuyện bình đẳng giới.
Khái niệm bình đẳng ở đây không có nghĩa là mọi thứ được chia đều theo nghĩa đen một cách thô thiển và mọi người cũng không bao giờ nghĩ rằng người phụ nữ Việt Nam đi đòi cái quyền này. Nhưng cách hiểu và áp đặt chữ trinh lên người con gái Việt đã vi phạm trắng trợn quyền tối thiểu của người phụ nữ. Và, khi nào người ta còn áp đặt cái nghĩa vụ bảo tồn một cái “màng mỏng” thì người phụ nữ sẽ tiếp tục bị đối xử bất công.
Rất nhiều người phản đối việc áp đặt khái niệm trinh tiết theo cách hiểu của đại đa số người Việt hiện nay là vì: Còn trinh không có nghĩa là người này chưa quan hệ tình dục. Còn trinh cũng không hề đảm bảo rằng hai người sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hay có sự hài hòa về tình dục.
Chữ trinh được áp đặt một cách thiếu công bằng. Người ta thường chỉ áp đặt khái niệm trinh tiết lên người phụ nữ. Người phụ nữ giữ gìn mấy chục năm trời cái màng trinh cho một… ông chồng mất trinh (vì trinh tiết đàn ông là một khái niệm rất mơ hồ theo quan điểm xã hội học và rất khó xác định theo quan điểm y học). Đàn ông cần chữ trinh kia chỉ để thỏa mãn thói ích kỷ thôi, chứ chắc chắn anh ta có đốt đèn giữa ban ngày cũng không thể tìm ra sự khác biệt.
Bên cạnh việc có một tỉ lệ nhỏ những người sinh ra không có màng trinh hay vô tình làm rách màng trinh (như trường hợp của chị Bảo Ngọc), việc áp đặt kia luôn gây nhiều tác hại hơn là lợi ích. Người con gái tự dưng bị ràng buộc vào một trách nhiệm phi lý và không cần thiết, là cái cớ để cho những người đàn ông hành hạ và tra tấn về mặt tinh thần lẫn thể xác người vợ nào không còn cái "màng mỏng" ấy trong ngày cưới, và là nguyên nhân tan vỡ nhiều hạnh phúc một cách oan uổng.
Quay lại với cái nhìn của đàn ông Việt Nam về chữ trinh. Một ông thầy dạy môn giải phẫu ở trường Y Hà Nội phát biểu một câu xanh rờn trước cả lớp học: "Phụ nữ rất độc ác và vì độc ác nên họ phải chịu một cái vía nặng nề (đàn ông có 7 vía còn đàn bà 9 vía), hàng tháng họ phải chịu sự tra tấn của kinh nguyệt, và đặc biệt họ không bao giờ có thể ăn vụng (ý nói nếu họ mất trinh thì sẽ không giấu được)!". Con trai cả lớp cười rầm rầm khoái chí, các bạn gái thì cắm mặt xuống bàn không biết nói gì. Nhưng, đây là chuyện cách đây cũng cả gần chục năm.
Còn các chàng trai hiện đại, mà là những anh chàng có học ngày ngày lướt web nghĩ gì? Nào là tôi không thể chấp nhận việc vợ mình không còn trinh, có anh vẫn bỏ vợ dù vợ nói rằng cô ta bị tai nạn rách mất cái ấy; nào với tôi trinh không quan trọng nhưng người vợ mất trinh chắc chắn sẽ nhớ đến mối tình cũ, như vậy thì dại gì đi với một cô không toàn tâm toàn ý… Chỉ qua ngôn từ thôi đã thấy rõ sự phân biệt đối xử và thấy người đàn ông ở ta thật lắm quyền uy.
Luật Bình đẳng giới nói rằng mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.Và, định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Nhưng nếu như ngày nay và có thể rất lâu sau này đàn ông vẫn lấy trinh tiết làm đầu để “đo” phụ nữ thì hy vọng gì cho việc xóa bỏ bất bình đẳng giới ở Việt Nam?.
Khái niệm bình đẳng ở đây không có nghĩa là mọi thứ được chia đều theo nghĩa đen một cách thô thiển và mọi người cũng không bao giờ nghĩ rằng người phụ nữ Việt Nam đi đòi cái quyền này. Nhưng cách hiểu và áp đặt chữ trinh lên người con gái Việt đã vi phạm trắng trợn quyền tối thiểu của người phụ nữ. Và, khi nào người ta còn áp đặt cái nghĩa vụ bảo tồn một cái “màng mỏng” thì người phụ nữ sẽ tiếp tục bị đối xử bất công.
Rất nhiều người phản đối việc áp đặt khái niệm trinh tiết theo cách hiểu của đại đa số người Việt hiện nay là vì: Còn trinh không có nghĩa là người này chưa quan hệ tình dục. Còn trinh cũng không hề đảm bảo rằng hai người sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hay có sự hài hòa về tình dục.
Chữ trinh được áp đặt một cách thiếu công bằng. Người ta thường chỉ áp đặt khái niệm trinh tiết lên người phụ nữ. Người phụ nữ giữ gìn mấy chục năm trời cái màng trinh cho một… ông chồng mất trinh (vì trinh tiết đàn ông là một khái niệm rất mơ hồ theo quan điểm xã hội học và rất khó xác định theo quan điểm y học). Đàn ông cần chữ trinh kia chỉ để thỏa mãn thói ích kỷ thôi, chứ chắc chắn anh ta có đốt đèn giữa ban ngày cũng không thể tìm ra sự khác biệt.
Bên cạnh việc có một tỉ lệ nhỏ những người sinh ra không có màng trinh hay vô tình làm rách màng trinh (như trường hợp của chị Bảo Ngọc), việc áp đặt kia luôn gây nhiều tác hại hơn là lợi ích. Người con gái tự dưng bị ràng buộc vào một trách nhiệm phi lý và không cần thiết, là cái cớ để cho những người đàn ông hành hạ và tra tấn về mặt tinh thần lẫn thể xác người vợ nào không còn cái "màng mỏng" ấy trong ngày cưới, và là nguyên nhân tan vỡ nhiều hạnh phúc một cách oan uổng.
Quay lại với cái nhìn của đàn ông Việt Nam về chữ trinh. Một ông thầy dạy môn giải phẫu ở trường Y Hà Nội phát biểu một câu xanh rờn trước cả lớp học: "Phụ nữ rất độc ác và vì độc ác nên họ phải chịu một cái vía nặng nề (đàn ông có 7 vía còn đàn bà 9 vía), hàng tháng họ phải chịu sự tra tấn của kinh nguyệt, và đặc biệt họ không bao giờ có thể ăn vụng (ý nói nếu họ mất trinh thì sẽ không giấu được)!". Con trai cả lớp cười rầm rầm khoái chí, các bạn gái thì cắm mặt xuống bàn không biết nói gì. Nhưng, đây là chuyện cách đây cũng cả gần chục năm.
Còn các chàng trai hiện đại, mà là những anh chàng có học ngày ngày lướt web nghĩ gì? Nào là tôi không thể chấp nhận việc vợ mình không còn trinh, có anh vẫn bỏ vợ dù vợ nói rằng cô ta bị tai nạn rách mất cái ấy; nào với tôi trinh không quan trọng nhưng người vợ mất trinh chắc chắn sẽ nhớ đến mối tình cũ, như vậy thì dại gì đi với một cô không toàn tâm toàn ý… Chỉ qua ngôn từ thôi đã thấy rõ sự phân biệt đối xử và thấy người đàn ông ở ta thật lắm quyền uy.
Luật Bình đẳng giới nói rằng mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.Và, định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Nhưng nếu như ngày nay và có thể rất lâu sau này đàn ông vẫn lấy trinh tiết làm đầu để “đo” phụ nữ thì hy vọng gì cho việc xóa bỏ bất bình đẳng giới ở Việt Nam?.